Các ví dụ trong tự nhiên Điểm_Lagrange

Trong hệ Mặt trời – Sao Mộc có hàng ngàn tiểu hành tinh, thường được gọi là các tiểu hành tinh Troia, nằm trên các quỹ đạo xung quanh các điểm L4 và L5 của hệ. Ta cũng có thể thấy các vật thể khác trong hệ Mặt trời – Sao Thổ, Mặt trời – Sao Hoả, Sao Mộc – vệ tinh Jovian, và Sao Thổ – hệ thống vệ tinh Sao Thổ. Chúng ta chưa phát hiện thấy các vật thể lớn tại các điểm Troia của hệ Mặt trời – Trái Đất, nhưng các đám mây bụi bao quanh các điểm L4 và L5 đã được phát hiện trong thập kỷ 1950. Các đám mây bụi, được gọi là các đám mây Kordylewski, thậm chí còn mờ nhạt hơn cả gegenschein, chúng cũng hiện diện tại các điểm L4 và L5 của hệ Trái Đất – Mặt Trăng.

Mặt Trăng Tethys của Sao Thổ có hai Mặt Trăng nhỏ tại các điểm L4 và L5 của nó, là TelestoCalypso. Mặt Trăng Dione của Sao Thổ cũng có hai Mặt Trăng cùng quỹ đạo là Helene tại điểm L4 và Polydeuces tại điểm L5. Các Mặt Trăng lang thang theo góc phương vị quanh các điểm Lagrange, và Polydeuces có độ lệch hướng lớn nhất, lên tới 32 độ từ điểm L5 của hệ Sao Thổ – Dione. Tethys và Dione có khối lượng gấp hàng trăm lần so với những vật thể "hộ tống" của nó (xem các bài viết về Mặt Trăng để có con số kích thước chính xác; trong nhiều trường hợp không có các con số khối lượng), và Sao Thổ còn có khối lượng lớn hơn nữa, giúp toàn hệ hệ thống được ổn định.

Các quỹ đạo chung khác

Vật thể cùng đôi với Trái Đất, 3753 Cruithne, nằm trên một quỹ đạo Troia quanh Trái Đất, nhưng không thực sự như một thiên thể Troia. Trái lại, nó chiếm một trong hai quỹ đạo đều quanh mặt trời, theo chu kỳ thay đổi từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác khi đụng độ gần với Trái Đất. Khi tiểu hành tinh áp sát Trái Đất, nó nhận được năng lượng quỹ đạo từ Trái Đất và di chuyển sang một quỹ đạo cao, lớn hơn và có năng lượng nhiều hơn. Một thời gian sau, Trái Đất đuổi kịp tiểu hành tinh (đang có quỹ đạo lớn và chậm hơn), khi ấy Trái Đất lấy lại năng lượng và vì thế tiểu hành tinh lại rơi vào một quỹ đạo nhỏ và nhanh hơn và cuối cùng lại đuổi kịp Trái Đất để bắt đầu một chu kỳ mới. Điều này không gây ảnh hưởng có thể nhận thấy trên chiều dài năm của Trái Đất, bởi vì khối lượng Trái Đất lớn gấp hơn 20 tỷ lần khối lượng 3753 Cruithne.

EpimetheusJanus là các vệ tinh của Sao Thổ và cũng có mối quan hệ tương tự như vậy, dù chúng có khối lượng khác nhau và thay đổi quỹ đạo cho nhau theo chu kỳ. (Janus có khối lượng lớn gấp 4 lần, nhưng vẫn đủ nhẹ để bị ảnh hưởng làm thay đổi quỹ đạo.) Một ví dụ tương tự khác là cộng hưởng quỹ đạo, theo đó các vật thể quỹ đạo thường có xu hướng có các chu kỳ tỷ lệ nguyên, vì sự tương tác giữa chúng.